Vào sáng ngày 15 tháng 9, đội ngũ jFoundation có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với chị Nguyễn Thu Hương về lĩnh vực đầu tư cũng như sự ưu tiên khác nhau ở mỗi giai đoạn gọi vốn, và lý do chị ủng hộ sự phát triển của jFoundation.
Từng là Head of investment analyst tại BK FUND trong vòng 2 năm và hoạt động tại Quỹ đổi mới sáng tạo CMC – Tập đoàn Công nghệ CMC, chị Hương là nhân sự chủ chốt trong việc xây dựng và vận hành quỹ đầu tư mạo hiểm theo Nghị định 38/ND-CP. Với kinh nghiệm lead 4 deals/năm, chị Hương nhân vật có uy tín cao trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, được biết đến với mạng lưới hỗ trợ vững chắc rộng khắp cho cộng đồng khởi nghiệp trong nước.
Xin chào chị Hương, chị có thể cho biết tình hình chung về hoạt động đầu tư hiện tại của CMC Corporation và BK Fund không?
CMC Corporation là tập đoàn công nghệ với 30 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, CMC Innovation Fund là đơn vị thực hiện sứ mệnh đầu tư và hỗ trợ của CMC Corp với các StartUp trong giai đoạn Pre-Series A và Series A. Việc tiếp cận đến các StartUp nào phụ thuộc vào tính chất của StartUp, CMC chỉ tập trung vào giai đoạn mà thôi. Tuy nhiên, việc một StartUp bước vào vòng gọi vốn và đã được đầu tư rồi, thì chứng tỏ họ đã hoạt động được trên thị trường và được công nhận bởi các nhà đầu tư khác.
BK Fund thì tập trung vào các StartUp ở giai đoạn cực kỳ sớm, vì thế, BK Fund đóng vai trò như một nhà đầu tư thiên thần, đơn vị ươm tạo. Tại BK Fund, tôi đã cùng đồng nghiệp của mình tiến hành đầu tư vào 4 doanh nghiệp trong lĩnh vực Edtech; Fintech; Ed-Fintech, Medtech chỉ trong 1 năm đầu thành lập.
Theo chị, với các startup đã được đầu tư cần đáp ứng được những tiêu chí gì để tiếp tục được hỗ trợ từ quỹ đầu tư?
Chúng tôi xem xét việc tiếp tục đầu tư dựa vào mức độ tăng trưởng của StartUp đó. Ví dụ như một StartUp được đầu tư từ rất sớm, nhà đầu tư và StartUp sẽ có những cam kết về sự phát triển, về các mục tiêu,…có thể theo tháng, quý, năm. Quỹ đầu tư sẽ quan sát xem StartUp có đang đi đúng hướng và đạt được cam kết đó hay không.
Thứ hai là nhu cầu của thị trường. Liệu rằng thị trường ở thời điểm hiện tại so với thời điểm đầu tư còn phù hợp hay không. Thị trường này còn có tiềm năng để đi tiếp trong thời gian tới hay không và những biến động nào có thể ảnh hưởng tới hoạt động của StartUp.
Tuy nhiên, khi StartUp đã bước vào giai đoạn sau, thì yếu tố quan trọng hơn đó chính là tài chính doanh nghiệp. Vì nó là những con số phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp.
Trên thực tế, không phải quỹ nào cũng áp dụng những tiêu chí liên quan đến cam kết phát triển. Bởi vì sử dụng cam kết phát triển với các StartUp cũng giống việc đóng khung họ ở những sản phẩm, dịch vụ đã có. Điều này có thể tạo nên cản trở sự sáng tạo của các StartUp này.
Mỗi nhà đầu tư sẽ có những tiêu chí riêng để đánh giá, nhưng nhìn chung 2 yếu tố quan trọng cần xem xét là nhu cầu thị trường và mức độ tăng trưởng của StartUp.
Đối với các StartUp đang ở giai đoạn sớm, đâu là tiêu chí lựa chọn đầu tư của CMC Corporation?
Đối với CMC Corporation sẽ có rất nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá, trong đó có 6 tiêu chí chính.
Đầu tiên đó chính là mức độ phù hợp, tức là nó phải phù hợp với chiến lược của CMC. Ví dụ, chiến lược CMC đang tập trung vào phát triển hệ sinh thái về lĩnh vực DX/CX, Cloud, Giáo dục và Nghiên Cứu,..và StartUp thuộc vào các lĩnh vực này thì CMC mới quyết định xem xét đầu tư.
Thứ hai đó chính là đội ngũ. Đối với các StartUp mà ở giai đoạn sớm thì mức độ thành công của nó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ có kinh nghiệm như thế nào trong lĩnh vực chuyên môn, kinh doanh cũng như uy tín của đội ngũ founder trong lĩnh vực.
Thứ ba đó chính là ý tưởng. Xem xét những ý tưởng đó có các giải quyết được các vấn đề thực tế hay không? Lợi thế cạnh tranh của ý tưởng được triển khai sẽ như thế nào?
Thứ tư đó chính là thị trường. Cụ thể, thị trường đó có mức độ cạnh tranh như thế nào, nhu cầu, tiềm năng của thị trường. Doanh nghiệp nào đang dẫn đầu thị trường hay StartUp đó sẽ dẫn đầu thị trường. Trong thị trường này, đâu là phân khúc mà nhà đầu tư lựa chọn và tập trung người tiêu dùng.
Cuối cùng là về tài chính, CMC sẽ không quá đặt nặng vấn đề về tài chính đối với các StartUp ở giai đoạn sớm, mà sẽ vào định hướng của họ về mặt tài chính và sự minh bạch.
Xu hướng đầu tư sắp tới của Chị Nguyễn Thu Hương là gì?
Ở CMC, chúng tôi tập trung vào những gì CMC chưa có và những gì CMC quan tâm. Tuy nhiên, có một nhóm rất nhỏ là CMC đầu tư vào giai đoạn hạt giống của các StartUp cực kỳ mới và theo xu hướng của thị trường. Đối với nhóm này, CMC sẽ quan tâm vào các sản phẩm xu hướng và công nghệ mới như Web 3.0 hay Blockchain để đón đầu xu hướng công nghệ.
Chị có thể nêu một số cảm nghĩ về jFoundation và tiềm năng của jFoundation không ạ?
Là một kênh cần thiết, vì khi mà tôi tiếp cận với các StartUp thì các doanh nghiệp này rất thiếu về mặt kinh doanh và công nghệ, đặc biệt là việc cập nhật các công nghệ mới. Khi nghe về nền tảng và đội ngũ kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ của jF, tôi cảm thấy rất tiềm năng. Ở giai đoạn sớm, thì việc phát triển sản phẩm và xây dựng đội ngũ của StartUp càng quan trọng, vì thế, nếu jFoundation có thể triển khai các hoạt động hỗ trợ cho StartUp về công nghệ hay đội ngũ, thì nó sẽ cực kỳ hữu ích. Và có thể giúp đỡ rất nhiều cho các quỹ đầu tư trong giai đoạn ươm tạo StartUp.
Xem thêm: